Trang chủ / Kiến thức sức khỏe

Lợi ích của giấc ngủ sâu

Một giấc ngủ sâu sẽ giúp sự chuyển hóa glucose trong não sẽ tăng lên, giúp hỗ trợ cho các trí nhớ ngắn hạn, dài hạn và tổng thể khả năng học tập.

Một số lợi ích khác mà giấc ngủ sâu đem lại cho con người, bao gồm:
• Tái tạo tế bào, tăng cường miễn dịch
• Phục hồi nguồn năng lượng sau một ngày tiêu hao
• Cải thiện trí nhớ, tăng cường tỉnh táo tập trung
• Tâm lý cảm xúc lạc quan, giảm stress, ngăn trầm cảm
• Kiểm soát cân nặng: nếu không có giấc ngủ sâu, bạn dễ cảm thấy thèm ăn, đặc biệt là các thực phẩm nhiều đường và chất béo.
• Đẹp da, chống lão hóa: ngừa thâm quầng mắt, tăng độ đàn hồi và sáng bóng cho da.

Giấc ngủ sâu có một nhiệm vụ quan trọng giúp bộ não hoạt động hiệu quả để xử lý thông tin mà bạn tiếp nhận mỗi ngày. Nếu không ngủ đủ giấc, não bộ sẽ gặp khó khăn khi chuyển đổi những thông tin này vào trí nhớ.

Cần ngủ sâu trong bao lâu?

Giấc ngủ cũng chia thành nhiều giai đoạn:
• Giai đoạn 1: Trạng thái lơ mơ hay ngủ thiu thiu, dễ tỉnh.
• Giai đoạn 2: Người ngủ vẫn có thể bị tỉnh giấc bởi các âm thanh.
• Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này người ngủ đã chìm vào trong giấc ngủ sâu và ngủ ngon nhất, phải có những tiếng động lớn hoặc có người lay, chạm vào người mới tỉnh giấc.
• Giai đoạn 4: Đây được coi là giai đoạn ngủ với những giấc mơ, trong giai đoạn này có thể dẫn đến tiểu dầm....
Mặt khác, giấc ngủ sâu có xu hướng giảm dần theo độ tuổi. Nếu bạn dưới 30 tuổi, bạn có thể ngủ sâu khoảng hai tiếng mỗi đêm. Đối với những người trên 65 tuổi chỉ có thể ngủ sâu khoảng nửa tiếng mỗi đêm, hoặc thậm chí không có giấc ngủ sâu.

Làm sao để có một giấc ngủ sâu?

• Thiết lập lịch ngủ cố định: Ngủ và thức dậy cùng một giờ mỗi ngày.
• Tạo môi trường ngủ lý tưởng: Giảm ánh sáng, tiếng ồn, và duy trì nhiệt độ phòng mát mẻ.
• Hạn chế caffeine và màn hình điện tử trước giờ ngủ: Tối thiểu 1-2 giờ trước khi đi ngủ.
• Vận động thường xuyên: Tập thể dục nhẹ nhàng vào buổi sáng hoặc chiều.
• Thư giãn trước khi ngủ: Thực hiện các hoạt động như đọc sách, thiền, hoặc tắm nước ấm.
• Ăn nhẹ: cơn đói vào ban đêm có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, vì vậy bạn hãy thử ăn một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ.
Hơi nóng có thể thúc đẩy một giấc ngủ với sóng não chậm hơn. Chẳng hạn như: Việc tắm nước nóng hoặc xông hơi trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ của bạn. Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống ít carbohydrate, hoặc sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm cũng có thể mang lại một giấc ngủ sâu.

Tin liên quan
Cách uống trà mà không mất ngủ
Trà là một loại đồ uống rất phổ biến, nhưng đối với những người nhạy cảm với caffeine dẫn đến gây mất ngủ. Sau đây là cách trị mất ngủ do uống trà cafe
Tác dụng của Melatonin với giấc ngủ
Melatonin thường được chỉ định để điều trị rối loạn giấc ngủ, như mất ngủ và mệt mỏi do thay đổi múi giờ khi đi du lịch. Không giống như các loại thuốc ngủ, người sử dụng sẽ không bị lệ thuộc vào Melatonin.
LIÊN HỆ MUA HÀNG
Thủ Đức. TPHCM
Follow us on FacebookFollow us on TwitterFollow us on LinkedinFollow us on YouTube